Tổng hợp về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ kèm bài tập luyện tập

Chắc hẳn sẽ có những lúc các bạn phân vân không biết nên chia động từ như thế nào cho phù hợp với chủ ngữ. Đó là khi chúng ta cần nắm được lý thuyết cũng như luyện tập nhiều về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ và bài tập. Ngoài những trường hợp thông thường, sẽ có những trường hợp đặc biệt ta cần lưu ý để biết cách chia động từ cho phù hợp. Mặc dù phạm trù ngữ ngữ pháp này tương đối khó, nhưng với Language Link Academic, vấn đề về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ và bài tập trở nên thật đơn giản. Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý thuyết, sau đó sẽ cùng nhau làm bài tập nhé!

I. Lý thuyết

1. Danh từ tập hợp

– Danh từ tập hợp sẽ có hai trường hợp chia động từ tùy thuộc vào hàm ý danh từ. Với trường hợp của danh từ tập hợp, sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, bài tập sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ khá đơn giản. Các bạn chỉ cần lưu ý hàm ý của danh từ tập hợp có thể chia động từ chính xác. Các danh từ tập hợp thường gặp là:

Chỉ người family, team/group, class, crowd, committee/council/board, company/corporation,…
Chỉ vậta bunch of flowers, a row of trees, a pride of lions, a flock of birds, a pack of dogs, a herd of cattle, a pair of shoes,…

a) Động từ chia dạng số ít

Trong trường hợp này, danh từ tập hợp sẽ nhằm mục đích chỉ một tập hợp người hay tập hợp đồ vật. Khi đó, ta coi tập hợp này là chủ ngữ số ít, và động từ theo sau nó sẽ được chia ở dạng số ít. Ví dụ:

  • Her family has gone out. (Gia đình cô ấy ra ngoài rồi.) -> Hàm ý là: Gia đình này đã ra ngoài rồi.
  • A bunch of flowers was very beautiful, so she bought it for her mother. (Bó hoa đẹp quá, nên cô ấy đã mua tặng mẹ cô ấy.)

b) Động từ chia dạng số nhiều

Trường hợp này sẽ coi danh từ tập hợp là chỉ từng người, từng vật trong tập hợp đó. Khi đó, ta sẽ chia động từ ở dạng số nhiều. Ví dụ:

  • Their team have tried their best to complete this task. (Nhóm họ đã cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ này.) -> Hàm ý câu nhắc đến các thành viên trong nhóm đều cố gắng hết sức.
  • This class are very intelligent. (Học sinh lớp này rất thông minh.) -> Hàm ý câu nói đến tất cả thành viên của lớp đều thông minh.

2. Liên từ

Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ và bài tập của nó đối với trường hợp liên từ tương đối nhiều kiến thức cần nhớ. Dưới đây là những trường hợp hay gặp mà các bạn cần lưu ý:

a) EITHER…OR, NEITHER…NOR, NOT ONLY…BUT ALSO

Đối với trường hợp của các liên từ này, động từ chia số ít hay nhiều sẽ do danh từ đứng sau OR, NOR, BUT ALSO quyết định. Ví dụ:

  • Either they or she has to go out. (Hoặc là họ, hoặc là cô ấy phải ra ngoài.)
  • Neither she or me want to get up early. (Cả tôi và cô ấy đều không muốn phải dậy sớm.)

b) WITH, ALONG WITH, AS WELL AS, TOGETHER WITH

Đối với các liên từ như WITH, ALONG WITH, AS WELL AS, TOGETHER WITH, động từ sẽ cho danh từ đứng trước các từ này quyết định. Trường hợp này rất dễ nhầm lẫn do theo nghĩa tiếng Việt, các từ này đều mang nghĩa “và, với, thêm vào đó,…”. Cũng chính vì việc dịch nghĩa mà quên mất quy tắc nên rất nhiều bạn chia động từ sai. Ví dụ:

  • She, along with him, is going to go for a picnic at weekend. (Cô ấy, cùng với anh ta, sẽ đi dã ngoại vào cuối tuần.)
  • They, as well as their mother, were watching TV programs at 7 p.m. last night. (Bọn trẻ, cùng với mẹ, đang xem TV vào lúc 7 giờ tối qua.)

c) AND, BOTH…AND

Với AND và BOTH…AND nối hai danh từ/động từ thì động từ sẽ chia dạng số nhiều. Ví dụ:

  • You and I need to go there right now. (Cậu và tôi cần đến đó ngay lập tức).
  • Both my sister and my mother haven’t come back home yet. (Cả chị con với mẹ con vẫn chưa về nhà.)

3. Các đại từ phiếm chỉ

Các từ phiếm chỉ như ANY, NO, SOME, EVERY đi với các danh từ/đại từ số ít thì động từ theo chúng luôn chia ở dạng số ít. Đó là các trường hợp: ANYBODY, ANYONE, ANYTHING, NOBODY, NO ONE, NOTHING, SOMEBODY, SOMEONE, SOMETHING, EVERYBODY, EVERYONE, EVERYTHING. Ví dụ:

  • Is there anybody here? (Có ai ở đó không?)
  • Everything is good. Don’t worry. (Mọi thứ đều ổn. Đừng lo.)

4. Các trường hợp đặc biệt

Đối với cấu trúc EITHER…OR, NEITHER…NOR, chúng ta đã biết là động từ sẽ được chia theo danh từ/đại từ sau OR, NOR. Tuy nhiên, khi chỉ có EITHER OF hay NEITHER OF thì động từ lại chia số ít.

Nếu chỉ có EITHER OF, NEITHER OF, ta sẽ hiểu hàm ý câu là “một trong hai” hoặc “không một ai/cái gì trong hai”, và khi đó, EITHER OF, NEITHER OF sẽ dùng cho 2 người hoặc 2 vật. Nếu từ 3 người hay 3 vật trở lên, ta sẽ dùng ANY – “bất kì ai/cái gì” (tương ứng với EITHER) hoặc NOT ANY – “không một ai/cái gì” (tương ứng với NEITHER). Ví dụ:

  • Either of you has to leave. (Một trong hai người phải rời đi.)
  • Neither of you needs to cook dinner. (Không ai trong hai người cần nấu bữa tối cả.)

Đối với NO, NONE OF thì sẽ hơi khác một chút. NO và NONE OF đều đi kèm được với cả danh từ số ít và danh từ số nhiều, và đều mang nghĩa là “không một ai/cái gì”. Tuy nhiên, có sự khác nhau nho nhỏ giữa hai từ này.

NO đi kèm được với danh từ số ít đếm được và không đếm được. Khi đó, động từ sẽ chia dạng số ít. Còn khi đi với danh từ số nhiều, động từ sẽ chia số nhiều.

Cấu trúcVí dụ
NO + danh từ số ít đếm được/không đếm được + động từ số ítNo milk has left. (Chẳng còn tý sữa nào.)
NO + danh từ số nhiều + động từ số nhiềuNo tables are used for this activity. (Không một chiếc bàn nào được sử dụng trong hoạt động này.)
NONE OF + danh từ số ít không đếm được + động từ số ítNone of the information is about this problem. (Không có thông tin nào về vấn đề này cả.)
NONE OF + danh từ số nhiều + động từ số nhiềuNone of those students get high score in the exam. (Không có sinh viên nào trong số họ đạt điểm cao trong kì thi vừa rồi.)

5. Các dạng chủ ngữ đặc biệt

Đối với trường hợp này, sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ và bài tập thường đa số sẽ có quy tắc của liên từ. Chỉ cần chú ý một vài trường hợp ngoại lệ đối với chủ ngữ là các bạn sẽ thấy phần này dễ như ăn bánh.

a) Chủ ngữ là mệnh đề, danh động từ, động từ nguyên thể có TO

Dạng chủ ngữ này cũng là dạng chủ ngữ các bạn sẽ thường xuyên gặp trong các bài thi hay văn viết. Đối với dạng chủ ngữ này, nếu chỉ có một đối tượng chủ ngữ thì động từ sẽ chia dạng số ít. Nếu có hai đối tượng chủ ngữ trở lên, chúng ta cần áp dụng các quy tắc ở trên để chia động từ. Ví dụ:

What I am watching on TV programs is very interesting. (Những gì tôi đang xem trên chương trình TV thật là thú vị.)

-> Chủ ngữ là một mệnh đề và có 1 đối tượng chủ ngữ.

Playing soccer and reading books entertain me alot. (Chơi bóng đá và đọc sách giúp tôi thư giãn rất nhiều.)

-> Chủ ngữ là danh động từ và có 2 đối tượng chủ ngữ PLAYING SOCCER và READING BOOKS. Ở đây có liên từ AND nên ta áp dụng quy tắc chia động từ đối với liên từ AND.

To sleep, along with to eat, is her interest. (Ngủ, cùng với việc ăn, là sở thích của cô ấy.)

-> Chủ ngữ là động từ nguyên thể có TO và có 2 đối tượng chủ ngữ TO SLEEP và TO EAT. Ở đây có liên từ ALONG WITH nên áp dụng quy tắc chia động từ đối với liên từ này.

b) Chủ ngữ chỉ lượng

Động từ đi kèm loại chủ ngữ này sẽ luôn được chia ở dạng số ít, dù cho chủ ngữ ở dạng số nhiều đi chăng nữa. Ví dụ:

  • 2 years is not a long time for me to wait for him. (Hai năm không phải là thời gian dài để đợi anh ấy.)
  • 2 kilometers is not far, just about a 20-minute-walk. (Hai ki-lô-mét không phải là xa, chỉ khoảng 20 phút đi bộ.)

c) Chủ ngữ là tên riêng

Tên riêng ở đây chúng ta hiểu đó là tên người, tên địa danh, tên bộ phim, tên cuốn sách, tên bài hát,… Khi đó, nếu có một đối tượng chủ ngữ, ta chia động từ dạng số ít, nếu có 2 đối tượng chủ ngữ trở lên, ta áp dụng các quy tắc ở trên để chia động từ. Ví dụ:

  • Hoa is a good girl. (Hoa là một cô gái tốt.)
  • “Endless love” and “Anniversary” are my favorite songs. (“Endless love” và “Anniversary” là các bài hát yêu thích của tôi.)

d) Chủ ngữ có cấu trúc THE + Adj

Đối với dạng chủ ngữ này (chỉ người), động từ luôn chia dạng số nhiều. Lý do là cấu trúc chủ ngữ này được dùng để nói về một nhóm người. Ví dụ:

  • The young love hanging out with their buddies and chat about everything. (Giới trẻ thích tụ họp bạn bè và tám đủ thứ chuyện.)
  • The poor need support from the government to improve their living standard. (Người nghèo cần chính phủ giúp đỡ để cải thiện chất lượng sống của họ.)

e) Chủ ngữ bắt đầu bằng A NUMBER OF, THE NUMBER OF, THE MAJORITY, THE MAJORITY OF

Sau A NUMBER OF, THE NUMBER OF, THE MAJORITY OF đều là danh từ số nhiều, tuy nhiên, động từ theo sau chủ ngữ với THE NUMBER OF thì chia dạng số ít, còn động từ theo sau chủ ngữ với A NUMBER OF và THE MAJORITY thì ở dạng số nhiều. Ví dụ:

  • A number of pens are red. (Nhiều bút màu đỏ.)
  • The majority of students agree that they need to have more leisure time. (Phần lớn học sinh đồng ý rằng họ cần có nhiều thời gian rảnh hơn.)
  • The number of recycled bottles is still moderate. (Số lượng chai được tái chế vẫn còn khiêm tốn/vẫn còn ít.)

Còn đối với THE MAJORITY, từ này có thể được dùng như một chủ ngữ mà không cần có danh từ đi kèm. Khi đó, động từ chia dạng số ít hay số nhiều thì còn phụ thuộc vào ngữ cảnh. Ví dụ:

  • A lot of milk has been stale. The majority is non-sugar milk. (Rất nhiều sữa đã bị hỏng. Phần lớn là sữa không đường.)
  • There are lot of people over there. The majority are students from many universities. (Có rất nhiều người ở đằng kia. Phần lớn trong số họ đến từ các trường đại học.)

II. Bài tập

Bài 1. Cho dạng đúng của động từ sau

  1. His mother ________ (read) books at 10 a. m. last week.
  2. Their teacher, together with others, _______ (go) with them to ensure their safety.
  3. To be seated in a peaceful place _________ (be) one of my hobbies.
  4. How she lives _________ (be) none of my business.
  5. You and I ________ (need) to be careful when we go across the road.
  6. The majority of students ___________ (have) chances to do exercises in the new stadium.
  7. “Swing for the heart” ________ (teach) us how to understand our emotions and feelings.
  8. None of the sheep _________ (drink) water in this river.
  9. Not only she but also me _______ (care) about this problem.
  10. Don’t worry. No students _________ (go) out at 9 p.m. last night.

Bài 2. Chọn dạng đúng của động từ

  1. He, along with his brothers, (is playing/are playing) soccer at the stadium.
  2. There are lots of stale eggs on the table. The majority (are/is) chicken eggs.
  3. (Is/Are) there enough water for us to drink?
  4. A number of teachers (concern/concerns) about their students’ safety when they go across the road alone.
  5. Playing the piano (doesn’t/don’t) interest me much. I love reading books because what I read (broaden/broadens) my mind a lot.
  6. No orange juice (contains/contain) much sugar, so drinking it (is/are) healthy.
  7. Either her sisters or she (have to/has to) cook lunch.
  8. Neither of the students (want/wants) to present their ideas in front of a lot of people.
  9. No one (is/are) suitable for this position, so we need to find others.
  10. Both my father and I (goes/go) out to buy a present for my mother on her birthday.

Đáp án

Bài 1

1. was reading2. goes3. is4. is5. need
6. have7. teaches8. drink9. care10. were going

Bài 2

1.  is playing2.  are3.  is4.  concern5.  doesn’t
6.  contains7.  has to8.  wants9.  is10.  go

Trên đây là những kiến thức quan trọng về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ và bài tập luyện tập về nội dung này. Nắm vững lý thuyết thì việc học hay làm bài về phạm trù ngữ pháp này cũng đơn giản hơn nhiều. Qua bài viết này, hy vọng ngữ pháp sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ và bài tập không còn là khó khăn đối với các bạn nữa.

Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ được tìm hiểu cũng như luyện tập kỹ hơn về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ và được rèn luyện về bài tập nhiều hơn thông qua các khóa học phù hợp của Language Link Academic như Tiếng Anh Chuyên THCS, Tiếng Anh Dự bị Đại học Quốc tế, và Tiếng Anh Giao tiếp Chuyên nghiệp. Hãy theo dõi và đọc các bài viết khác của Language Link Academic nhé.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dùng sao cho đúng USED TO – BE USED TO – GET USED TO?

Trung học cơ sở 13.03.2019

USED TO và những “người anh chị em” BE USED TO, GET USED TO là những cấu trúc hay được sử dụng trong tiếng Anh. Tuy chúng chỉ khác nhau một từ nhỏ bé nhưng ý nghĩa của ba cấu trúc này lại hoàn toàn khác biệt và không thể thay thế nhau. Vậy chúng […]

“Tất tần tật” kiến thức bạn cần về Câu hỏi đuôi (Tag question)

Trung học cơ sở 06.03.2019

Đã bao giờ bạn gặp câu hỏi trả lời Yes/No mà cấu trúc lại không giống câu nghi vấn chưa? Những câu hỏi như vậy được gọi là câu hỏi đuôi (Tag question), cái tên thật thú vị, phải không nào? Những câu hỏi đuôi (Tag question) được sử dụng khá nhiều, nhưng cũng khá […]

BÌNH LUẬN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *