Làm sao để dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo hiệu quả?

Dạy học cho trẻ mẫu giáo chưa bao giờ là dễ dàng. Dù các con đang ở lứa tuổi tò mò về mọi thứ và có khả năng lĩnh hội rất lớn, nhưng việc cân bằng được sự kiên nhẫn và nghiêm khắc với các con khi dạy học lại không hề đơn giản. Nếu ta quá nghiêm khắc, các con sẽ sợ và không muốn tham gia các hoạt động trong lớp; nhưng nếu ta không nghiêm khắc thì sẽ không thể ổn định được lớp, lũ trẻ sẽ nháo nhào lên và như vậy cũng không thể triển khai các bài học. Không phải ngẫu nhiên mà người ta xếp nghề giáo viên mẫu giáo vào một trong những nghề có nhiều áp lực công việc nhất. Đã vậy, nếu riêng dạy tiếng Việt cho các con đã khó đến thế, làm sao chúng ta có thể dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo đây?

Dưới đây là những cách dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo mà Language Link Đà Nẵng muốn gợi ý cho không chỉ các giáo viên mẫu giáo mà cả những bậc phụ huynh có con nhỏ và mong muốn dạy tiếng Anh cho con. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Xây dựng một thói quen sử dụng tiếng Anh trong ngày

Đối với những quốc gia coi tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2, điều này có thể không mấy quá khó khăn; nhưng với một quốc gia chỉ coi tiếng Anh như một ngoại ngữ thông thường như Việt Nam, để tập cho bé có một thói quen sử dụng tiếng Anh trong ngày cần khá nhiều công sức và thời gian. Việc chúng ta cần làm là xác định một “khung giờ tiếng Anh” và gắn chúng với những hoạt động thú vị, kích thích và tăng sự gắn kết tự nhiên cho bé với tiếng Anh. Những hoạt động này có thể là những trò chơi hoặc đọc sách, kể chuyện, hỏi-đáp, hát múa,…

Tuy nhiên, cũng không nhất thiết là phân định quá rạch ròi “khung giờ tiếng Anh.” Chúng ta có thể linh hoạt lồng ghép tiếng Anh vào các hoạt động khác trong ngày của trẻ. Thỉnh thoảng chèn vào một số từ ngữ, câu cú để bé dần dần quen hơn đối với các bé còn nhỏ hoặc nhút nhát. Nên lựa chọn kỹ càng những kiến thức và chú ý phát âm của mình khi dạy cho trẻ nhỏ. Để hình thành một phản xạ tự nhiên với tiếng Anh cũng đòi hỏi một quá trình với nhiều nỗ lực.

2. Lồng ghép tiếng Anh vào ngôn ngữ thường ngày

Như đã đề cập ở trên, đối với những bé còn nhỏ hoặc nhút nhát, hướng nội, việc thúc giục hay ép buộc các con tiếp xúc với tiếng Anh không có tác dụng mà còn có thể khiến các bé chán ghét tiếng Anh và khước từ mọi nỗ lực của giáo viên và phụ huynh. Ngay cả đối với những trẻ hướng ngoại, ta cũng không thể giục tốc bất đạt. Vì vậy, điều quan trọng là phải khéo léo sử dụng tiếng Anh như một bộ phận của ngôn ngữ thường nhật. Hãy “chơi” những trò chơi đơn giản như Ra hiệu lệnh-đợi phản hồi.

Đây là một hoạt động rất đơn giản, hãy lồng ghép tiếng Anh vào giao tiếp thông qua các câu hiệu lệnh. Ví dụ, khi trẻ ồn ào, hãy thu hút sự chú ý của chúng bằng những hành động như vỗ tay lớn và nói “Eyes on me!” (Nhìn cô nào!); hay khi chuẩn bị bắt đầu một hoạt động nào đó, hãy nói “Who’s ready?” (Ai sẵn sàng nào?). Để trẻ quen dần với những câu mệnh lệnh này, hãy từ từ dạy trẻ kết hợp với ngôn ngữ cơ thể (body language). Ví dụ, khi nói câu “Eyes on me!” thì tay chỉ vào chính mình, hay khi nói “Who’s ready?” thì giơ tay lên cao để trẻ làm theo.

3. Sử dụng các công cụ học tiếng Anh vui vẻ

Có rất nhiều những công cụ dạy học cho trẻ, đặc biệt là công cụ dạy tiếng Anh. Những đồ chơi trí tuệ như thẻ học tiếng Anh (flashcards), bộ chữ ghép vần, trò chơi tìm đồ vật, sách âm thanh, phim hoạt hình giáo dục,… đều là những công cụ mà thầy cô, cha mẹ có thể dễ dàng áp dụng tùy theo sở thích, sở trường của con trẻ.

4. Khen thưởng, động viên trẻ thường xuyên

Tất cả mọi người đều thích được khen, nhất là trẻ nhỏ. Chúng có một niềm đam mê với việc được khen và được thưởng. Đừng nghĩ rằng khen thưởng sẽ khiến trẻ tự mãn và không cố gắng nữa. Chúng chỉ tự mãn và ngừng cố gắng khi những lời khen của bạn không tạo cho chúng suy nghĩ đó mà thôi. Trẻ thường luôn tin vào những lời người lớn nói với chúng, vì thế hãy khen một cách chính xác, đừng tâng bốc chúng. Đồng thời hãy gợi ý chúng cách để tiến lên, tốt hơn, xuất sắc hơn. Còn phần thưởng, đương nhiên là cần thiết để động viên các bé. Nếu có thể, hãy lập một giao ước nhỏ với bé để chúng có những mục tiêu rõ ràng, có động lực để cố gắng học tập hơn. Nhưng các thầy cô hay phụ huynh cũng không nên lợi dụng việc khen thưởng để thúc ép trẻ. Khi niềm vui học tập không còn nữa, việc trẻ cố gắng dần trở thành kết quả của sự o ép và dẫn tới những phản ứng chống đối tiêu cực.

Tham khảo ngay chương trình Tiếng Anh Mẫu giáoTiếng Anh Chuyên Tiểu học tại Language Link Đà Nẵng.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trẻ bản ngữ học tiếng Anh như thế nào?

Mẫu giáo 12.12.2019

Đây là một trong những câu hỏi luôn canh cánh trong lòng những bậc cha mẹ khi nghe giới thiệu về các chương trình tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo. Học tiếng Anh theo cách trẻ bản ngữ học tiếng mẹ đẻ là tối ưu, nhưng cụ thể nó như thế nào? Sau đây, Language […]

3 sai lầm cần tránh khi dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo tại nhà

Mẫu giáo 07.11.2019

Ngày nay, bên cạnh việc học tiếng Anh ở các trung tâm hay tại trường, nhiều trẻ mẫu giáo còn học thêm tiếng Anh tại nhà dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Việc này giúp trẻ được thực hành nhiều hơn và tiến bộ nhanh hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý để […]

Học từ mới qua truyện cổ tích Việt Nam bằng tiếng Anh

Mẫu giáo 31.10.2018

Có lẽ tuổi thơ của mỗi người đều gắn liền với những mẩu truyện cổ tích đầy ý nghĩa mà bà kể, mẹ kể cho nghe mỗi khi đi ngủ. Những mẩu truyện cổ tích ấy đều mang những ý nghĩa rất sâu xa mà ông cha ta muốn gửi gắm những hi vọng, ước […]

BÌNH LUẬN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *