3 sai lầm cần tránh khi dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo tại nhà

Ngày nay, bên cạnh việc học tiếng Anh ở các trung tâm hay tại trường, nhiều trẻ mẫu giáo còn học thêm tiếng Anh tại nhà dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Việc này giúp trẻ được thực hành nhiều hơn và tiến bộ nhanh hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý để không mắc phải 3 sai lầm dưới đây.

Chỉ dạy tiếng Anh cho con mỗi khi có “hứng”

Để có thể sử dụng tiếng Anh một cách trôi chảy và tự nhiên, trẻ mẫu giáo cần được thực hành thường xuyên mỗi ngày. Chính vì thế, khi dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo tại nhà, phụ huynh cần dành ra một khoảng thời gian cố định mỗi ngày, dao động từ 20-30 phút, để hình thành thói quen sử dụng tiếng Anh cho con.

Trong hình ảnh có thể có: 4 người

Tuy nhiên, do nhiều lý do, cha mẹ thường quên mất “nhiệm vụ” này, và chỉ nhớ tới khi có nhiều thời gian rảnh như cuối tuần, hoặc khi “bỗng nhiên có hứng”. Chính vì thế, việc học tiếng Anh của trẻ không liên tục, dẫn đến trẻ không nhớ được kiến thức và cũng không thoải mái khi thực hành tiếng Anh. Khi gặp tình huống này, nếu phụ huynh bỏ cuộc và không dạy nữa, trẻ sẽ hiểu rằng chỉ cần không hợp tác là không phải học tiếng Anh, và sẽ không hợp tác ở những lần học sau.

Sợ con bị “rối loạn ngôn ngữ” khi con nói cả tiếng Anh và tiếng Việt

Phụ huynh thường lo con bị “rối loạn ngôn ngữ” khi thấy con “trộn” tiếng Anh và tiếng Việt khi nói, ví dụ như “Hello mẹ”, “I không like món đó.”

Đây thực chất là hiện tượng chuyển mã (code switching) xảy ra với trẻ sống ở môi trường nói nhiều thứ tiếng. Khi chưa có đủ vốn từ vựng, trẻ sẽ vận dụng tất cả những gì mình biết để có thể diễn đạt thành lời. Theo Trung tâm Quốc gia về Đáp ứng Văn hóa và Ngôn ngữ của Mỹ (The National Center on Cultural and Linguistic Responsiveness), hiện tượng này sẽ biến mất khi trẻ được chỉ dẫn và tích trữ đủ vốn từ vựng để diễn đạt suy nghĩ của mình. 

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi, trẻ em và bàn

Khi gặp trường hợp này, phụ huynh không nên lo sợ rằng “con đang bị rối loạn ngôn ngữ” và cấm con không được sử dụng kết hợp hai thứ tiếng. Điều này sẽ hạn chế khả năng diễn đạt của trẻ vì trẻ không dám nói những gì mình muốn biểu đạt, khiến trẻ tốn nhiều thời gian hơn để có thể nói trôi chảy cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Thay vào đó, phụ huynh nên cung cấp thêm từ vựng cho trẻ, và hướng dẫn trẻ nói lại bằng câu tiếng Anh/tiếng Việt hoàn chỉnh. Ví dụ, khi trẻ nói “Daddy is so muộn”, phụ huynh cần giải thích “muộn” là “late”, và yêu cầu trẻ nói lại thành “Daddy is so late” hoặc “Bố muộn quá”.

Chỉ sử dụng một hoạt động để dạy tiếng Anh cho con

Tâm lý chung của trẻ mẫu giáo là hiếu động và khó tập trung. Trẻ dễ cảm thấy nhàm chán khi phải lặp đi lặp lại một hoạt động mà mình đã biết rõ hoặc không còn hứng thú. Chính vì thế, phụ huynh cần quan sát tỉ mỉ cảm xúc của con trong lúc tương tác tiếng Anh, để kịp thời chuyển sang phương thức thực hành khác khi con đã chán hoạt động cũ. Nhờ đó, trẻ luôn cảm thấy mới mẻ và hào hứng khi học tiếng Anh.

Ứng dụng phương pháp học tiếng Anh qua hoạt động thể chất (Total physical response – TPR) của Giáo sư James Asher, giáo viên lớp Tiếng Anh Mẫu Giáo tại Language Link Đà Nẵng đã thiết kế nhiều hoạt động đa dạng, kết hợp kiến thức tiếng Anh với các trò chơi, bài hát, điệu nhảy,… để trẻ tương tác và thực hành tiếng Anh với tâm lý vui vẻ. Nhờ vậy, trẻ tự tin hơn và chủ động hơn trong việc thực hành và giao tiếp bằng tiếng Anh.

Nguồn: Dân Trí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trẻ bản ngữ học tiếng Anh như thế nào?

Mẫu giáo 12.12.2019

Đây là một trong những câu hỏi luôn canh cánh trong lòng những bậc cha mẹ khi nghe giới thiệu về các chương trình tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo. Học tiếng Anh theo cách trẻ bản ngữ học tiếng mẹ đẻ là tối ưu, nhưng cụ thể nó như thế nào? Sau đây, Language […]

Học từ mới qua truyện cổ tích Việt Nam bằng tiếng Anh

Mẫu giáo 31.10.2018

Có lẽ tuổi thơ của mỗi người đều gắn liền với những mẩu truyện cổ tích đầy ý nghĩa mà bà kể, mẹ kể cho nghe mỗi khi đi ngủ. Những mẩu truyện cổ tích ấy đều mang những ý nghĩa rất sâu xa mà ông cha ta muốn gửi gắm những hi vọng, ước […]

Có hay không nên dạy tiếng Anh cho trẻ từ sớm?

Mẫu giáo 25.09.2018

Với trẻ nhỏ, việc khó khăn nhất không phải là khám phá những điều mới mà là gắn kết và phân biệt những thứ chúng tiếp nhận vào bộ não còn non nớt. Chính vì vậy, có rất nhiều bố   mẹ cảm thấy không tự tin vào khả năng của con trẻ mình và không […]

BÌNH LUẬN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *